Từ sau khi đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại, kinh phí quản lý chung cư mùa dịch đã gia tăng đáng kể và tạo thành gánh nặng không nhỏ cho các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại…
Chi phí vệ sinh tại tòa nhà tăng cao đột biến
Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều tòa nhà chịu gánh nặng về các chi phí dịch vụ vận hành cũng như những chi phí dịch vụ khác trong tòa nhà, bao gồm chi phí vệ sinh.
Theo như dữ liệu trong báo cáo toàn cầu về ngân sách quản lý tòa nhà 2020 của tổ chức nghiên cứu bất động sản Propmodo cho biết, chi phí dọn dẹp vệ sinh trong tòa nhà phần lớn đều gia tăng từ 10% trở lên.
Việc đại dịch bùng phát khiến công tác khử trùng không gian công cộng cũng như làm sạch bề mặt khu vực công cộng được đề cao hơn bao giờ hết để giảm thiểu lây nhiễm Covid-19. Phần lớn các tòa nhà tại Việt Nam vẫn đang liên tục triển khai các hoạt động vệ sinh này, lịch trình dọn dẹp vệ sinh trong tòa nhà gia tăng nhiều gấp đôi hoặc gấp ba thông thường để tòa nhà có thể thích ứng được trạng thái “bình thường mới” cho chung cư, qua đó duy trì yếu tố an toàn sức khỏe cho cộng đồng trước sức lan rộng của dịch Covid-19.
Đảm bảo cảnh quan sạch sẽ cho tòa nhà cũng như bảo trì tòa nhà tốt, gia tăng công tác dọn dẹp vệ sinh trong đại dịch cũng phần nào tạo được niềm tin và cảm giác an toàn lớn cho cư dân cùng khách hàng trong tòa nhà. Thậm chí dịch vụ vệ sinh thường xuyên cũng có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của cư dân trong không gian tòa nhà.
Hiện tại đại dịch covid bùng phát mạnh mẽ, dù là khách thuê hay ban quản lý làm việc trong tòa nhà đều chú trọng vào công tác quản lý vận hành và quản lý vệ sinh nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm để ban quản lý cùng ban quản trị tòa nhà có thể nhìn nhận và đánh giá lại công tác quản lý vận hành bất động sản, đảm bảo các tiện ích và cơ sở hạ tầng, dịch vụ vệ sinh được tối ưu hóa.
Nhu cầu sử dụng điện nước cùng các dịch vụ công cộng gia tăng rõ rệt
Để tuân thủ theo chỉ thị 16 do chính phủ ban hành, tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, HCM… đều phải giãn cách xã hội, số lượng cư dân trong tòa nhà buộc phải làm việc ở nhà hoặc không thể đi làm gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ điện, nước cùng các dịch vụ công cộng trong tòa nhà cũng tăng cao rõ rệt.
Đây cũng là một trong những gánh nặng về chi phí dịch vụ mà cả ban quản lý tòa nhà cùng với cư dân và khách hàng trong tòa nhà phải gánh chịu. Trong đó những loại phí bảo trì điện nước, phí dịch vụ điện nước, phí vệ sinh,… cùng các vấn đề khác trong tòa nhà cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
Chưa kể khi lượng cư dân ở lại nhà nhiều, lượng tải tiêu thụ các thiết bị điện gia tăng cũng khiến chi phí bảo trì thiết bị điện, nước trong tòa nhà cần được chú trọng nhiều hơn.
Ngoài ra ban quản lý lúc này cũng cần phải chú ý đến việc làm vệ sinh sạch sẽ cho các thiết bị để đảm bảo không có tác động từ bên ngoài gây ra hỏng hóc, phát hiện kịp thời để giúp thay thế và sửa chữa hệ thống cơ điện của tòa nhà.
Các chi phí phòng dịch trong tòa nhà cũng tăng cao
Để bảo vệ an toàn cho tòa nhà trước dịch Covid-19, tòa nhà cần phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh cũng như thực hiện các hoạt động khử khuẩn, khử trùng tại những khu vực công cộng. Điều này đòi hỏi ban quản lý cần phải lập kế hoạch và kiểm soát quản lý vận hành tốt các hoạt động này.
Bên cạnh đó, những hoạt động ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh như gia tăng công tác vệ sinh, phun khử khuẩn chung cư định kỳ, chi phí nước rửa tay, sát khuẩn tại khu vực công cộng,… đều gia tăng cũng phần nào tạo thành gánh nặng không nhỏ cho kinh phí quản lý tòa nhà hiện nay.
Nhất là khi nhiều chuyên gia y tế còn đang dự báo tình hình dịch bệnh có thể kéo dài từ 1-2 năm, điều này càng buộc các đơn vị quản lý vận hành tòa nhà phải tìm kiếm một phương án khác để đảm bảo vừa giữ được sự an toàn vệ sinh cho tòa nhà, vừa có thể kiểm soát tốt được chi phí phát sinh trong tòa nhà.
Trong đó các hoạt động phun Cloramin B cần được đảm bảo tuân theo quy trình bắt buộc và phù hợp với thời gian sinh hoạt của cư dân. Các tòa nhà có thể phun 1 tuần/lần vào ngày nghỉ.
Ngoài ra, ban quản lý tòa nhà vẫn cần phải dùng cồn để vệ sinh thường xuyên các khu vực công cộng hay có người tiếp xúc như nút bấm thang máy, công tắc trong tòa nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa… Thậm chí ở cửa ra vào còn có thể đặt thêm các tấm thảm dày có tẩm Cloramin B để sát trùng giày dép. Đây là những biện pháp phòng tránh hiệu quả và không quá tốn kém.