1. Quản lý vận hành resort là gì?
Quản lý vận hành resort là công tác quản lý, điều phối toàn bộ hoạt động của khu resort sao cho các hoạt động này diễn ra một cách trơn tru.
Công tác này đòi hỏi cần phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể về chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing cũng như hành chính nhân sự. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý vận hành resort cần có phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, đồng thời cần được cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ thiết yếu. Qua đó đảm bảo du khách có một kỳ nghỉ hài lòng và trọn vẹn, nâng cao hiệu quả khai thác BĐS của chủ đầu tư.
2. Quản lý vận hành resort gồm những công việc gì?
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, hoạt động quản lý vận hành resort sẽ can thiệp vào toàn bộ các hoạt động tại khu vực này thông qua:
2.1. Các hoạt động quản lý chung
Như theo dõi, đốc thúc công việc của các bộ phận, kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc, hiệu quả kinh doanh, kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng,… Đồng thời xây dựng, cải tiến các quy trình, chính sách hoạt động sao cho phù hợp với định hướng phát triển của resort.
Quản lý hành chính resort nhằm kiểm soát các công tác liên quan đến hành chính nhân sự tạo dựng tác phong, quy chuẩn phục vụ chuyên nghiệp.
- Quản lý nhân sự hành chính: Tổ chức tuyển dụng đào tạo tập huấn kỹ năng cho nhân viên các bộ phận. Đồng thời xây dựng các nội quy, đánh giá định kỳ công việc cũng như xử lý các thủ tục giấy tờ liên quan đến nhân sự và hoạt động của Resort.
- Quản lý bộ phận buồng: Xây dựng tác phong, quy chuẩn và quy trình xử lý buồng phòng một cách chuyên nghiệp, đảm bảo trải nghiệm của khách hàng.
- Quản lý bộ phận lễ tân: Xây dựng quy trình tiếp đón, kiểm soát tình trạng thanh toán, check-in và check-out của khách. Đồng thời triển khai các hoạt động bán phòng, bán tour, tiếp nhận và xử lý yêu cầu từ phía khách hàng một cách chuyên nghiệp.
2.2. Quản lý bộ phận chế biến món ăn
Giám sát, đảm bảo công tác vệ sinh, thu mua thực phẩm, chế biến và phục vụ khách hàng diễn ra đúng quy định của khách sạn cũng như đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Quản lý dịch vụ giải trí
Các hoạt động vui chơi giải trí là một phần không thể thiếu trong các resort cao cấp. Công tác quản lý giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như an toàn cho khách hàng khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại khu nghỉ dưỡng.
2.4. Quản lý bán hàng và tiếp thị
Quản lý bán hàng và tiếp thị tại resort và quá trình duy trì và phát triển doanh số kinh doanh của resort. Đồng thời chịu trách nhiệm về hình ảnh, tổ chức các hoạt động truyền thông, sự kiện… nhằm xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
2.5. Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật
Triển khai hướng dẫn cán bộ nhân viên sử dụng các trang thiết bị. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động bảo hành bảo trì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật định kỳ để đảm bảo cho công tác vận hành, kéo dài tuổi thọ cho các hạng mục này.
2.6. Quản lý tài chính
Theo dõi thống kê thu chi, các khoản công nợ cũng như lập báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh để bàn giao cho chủ đầu tư. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của resort và đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho thời gian tới.
2.7. Quản lý an ninh an toàn
Một trong những hạng mục quản lý vận hành resort quan trọng khác chính là quản lý an ninh an tòa. Đây là công việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động ra vào resort, tổ chức tuần tra, triển khai công tác tập huấn phòng cháy chữa cháy… đảm bảo an toàn tính mạng người và tài sản, giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ tại đây.
2.8. Quản lý vệ sinh, quản lý cảnh quan sân vườn
Thông qua các hoạt động vệ sinh, dọn dẹp không gian chung, thu gom và xử lý rác thải, chăm sóc cây cối, cải tạo cảnh quan định kỳ… nhằm tạo một môi trường xanh sạch đẹp chất lượng cao, mang đến cho khách hàng không gian nghỉ dưỡng hoàn hảo nhất.
3. Vì sao cần quản lý vận hành resort?
Đối với những khu resort lớn, khối lượng công việc cần phải xử lý là rất nhiều. Do đó, việc quản lý vận hành là điều cần thiết. Để quản lý, giám sát và đảm bảo hệ thống vận hành tốt, chủ đầu tư cần chia nhỏ thành nhiều bộ phận và hạng mục.
Việc quản lý vận hành resort sẽ thúc đẩy các hoạt động ngoại giao với khách hàng/đối tác, hay đơn giản là xử lý các sự cố, khiếu nại từ khách hàng. Qua đó tăng cường, mở rộng hệ thống đối tác và khách hàng, trực tiếp tác động vào sự tăng trưởng của resort.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý còn trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động vận hành của resort. Đây là những người trực tiếp phục vụ khách hàng. Khi được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, những cá nhân này sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng và xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng.
Quản lý vận hành resort đúng cách sẽ góp phần xây dựng được phương án, định hướng phát triển cho khu resort một cách phù hợp, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của mô hình bất động sản này.
Ngoài ra, các khâu thống kê theo dõi rõ ràng, minh bạch các khoản thu chi trong quản lý vận hành resort sẽ giúp chủ đầu tư kiểm soát được tình hình tài chính.
Hoạt động quản lý vận hành resort diễn ra bài bản, chất lượng sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt, an tâm khi sử dụng dịch vụ. Đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho hệ thống cơ sở vật chất. Từ đó, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, gia tăng giá trị cho khu resort.
4. Cách quản lý vận hành resort tối ưu và hiệu quả
Để quản lý vận hành resort tối ưu, hiệu quả, chủ đầu tư cần phải thực hiện các công tác sau:
4.1. Đào tạo nhân sự chuyên môn tốt, chuyên nghiệp
Không một máy móc, thiết bị nào có thể thay thế vai trò của con người trong các công tác phục vụ và hỗ trợ khách khi trải nghiệm dịch vụ ở resort. Để mang tới những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cũng như nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu, việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân sự hoạt động tại resort là việc tối quan trọng.
4.2. Phối hợp trơn tru giữa các bộ phận/phòng ban
Là một mô hình bất động sản thuộc lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn và cao cấp, resort sở hữu nhiều đầu mục công việc để xử lý. Việc chia nhỏ sẽ giúp chủ đầu tư dễ quản lý hơn nhưng. Tuy nhiên khi chia nhỏ các hoạt động để quản lý, chủ đầu tư cũng cần lưu ý thiết lập quy trình làm việc giữa các phòng ban và bộ phận. Sao cho công tác này diễn ra trơn tru và nhanh chóng. Hạn chế những thủ tục mất thời gian, hoặc xung đột hay chồng chéo khi xử lý các vấn đề.
4.3. Nâng cao khả năng tương tác, giao tiếp với khách hàng
Khách hàng là đối tượng sử dụng và là những người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho việc kinh doanh. Do đó, công tác quản lý vận hành resort cần tăng cường khả năng tương tác, giao tiếp với khách hàng. Chỉ khi đó, chủ đầu tư mới thấu hiểu nhu cầu và xây dựng dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
4.4. Áp dụng công nghệ, các phần mềm vào việc quản lý
Các công nghệ, phần mềm hiện đại sẽ giúp thống kê đầu mục các công việc một cách hệ thống và rõ ràng. Bên cạnh đó, sử dụng các phần mềm này cũng giúp quá trình tìm kiếm, tính toán và kiểm soát diễn ra nhanh chóng. Giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và nhân sự tối đa cho hoạt động quản lý.
4.5. Xây dựng quy trình quản lý bài bản
Một quy trình quản lý vận hành resort bài bản không chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, nâng cao uy tín của chủ đầu tư.
Việc thuê đơn vị quản lý chuyên nghiệp là lựa chọn hoàn hảo. Các đơn vị này sẽ thay thế chủ đầu tư giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến vận hành và quản lý với. Chủ đầu tư sẽ có nhiều thời gian trong khâu kiểm soát, đánh giá và đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn cho resort.
Công ty Cổ phần Big Sky đang Quản lý vận hành các dự án Bất động sản và là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng phương pháp Eco Management để mang lại Giá trị tốt đẹp hơn cho các dự án và tất cả mọi người!